Black Clover

Đó là cô Trần Thị Hai, giáo viên Trường giá xăng dầu thế giới

【giá xăng dầu thế giới】Ngày nhà giáo Việt Nam: Bài học câu chuyện rèn chữ từ cô giáo lớp 1

Đó là cô Trần Thị Hai,àynhàgiáoViệtNamBàihọccâuchuyệnrènchữtừcôgiáolớgiá xăng dầu thế giới giáo viên Trường tiểu học Thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới, An Giang), người luôn chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh.

Trong giờ tiếng Việt, học vần, cô Hai luôn dành năm mười phút đầu giờ, hướng dẫn các trò làm thế nào để viết đúng hỏi, ngã, cách sử dụng dấu chấm câu…

Đối với những bài làm viết chữ cẩu thả hay mắc nhiều lỗi chính tả, cô mạnh tay trừ điểm để chúng tôi có ý thức hơn về chữ viết của mình. Hơn thế nữa, cô luôn khuyên phụ huynh nhắc nhở con em rèn luyện thêm ở nhà.

Sự nghiêm khắc nhưng tận tình và có trách nhiệm là điều mà chúng tôi luôn khắc ghi về cô Hai. Lớp một của tôi ngày xưa có rất nhiều bạn viết chữ đẹp là nhờ sự nhiệt tâm của cô.

Cô giáo lớp 1 và câu chuyện chữ viết - Ảnh 1.

Học sinh tiểu học trong một giờ rèn chữ viết

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cho đến giờ, tôi luôn ghi nhớ những gì cô dạy: "Tư thế cầm viết, ngồi vào bàn thế nào để không mỏi tay, hoa mắt. Đặc biệt là phải dùng bút bơm mực thì nét chữ mới được chỉn chu. Nhớ lúc nhỏ, bàn tay suốt ngày lem mực và thế là bị cô giáo nhắc nhở không biết bao nhiêu lần về cách cầm bút sao cho mực đừng dây vào các ngón tay".

Một bài chính tả có thể được viết đi, viết lại nhiều lần để nhớ những từ khó cũng như để nét chữ được cứng cáp hơn. Nhiều lúc đầu óc mệt mỏi, tay lấm lem mực nhưng trong lòng tôi vui vô cùng vì được cô khen chữ viết cân đối và đúng chính tả.

Tôi và bạn bè của mình luôn cố gắng luyện tập bởi vì viết không rõ ràng và sai chính tả thì sẽ bị trừ điểm. Theo tôi, vấn đề chữ viết của học sinh thời này chưa được quan tâm đúng mức.

Trẻ con phải học nhiều môn hơn ngày xưa nên có ít thời gian luyện chữ viết chăng? Các em cũng đã bắt đầu làm quen với bút bi. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân làm cho nét chữ mất đi vẻ đẹp chân phương của nó?

Ngày xưa, chúng tôi phải viết những bài tập thầy cô cho về nhà để làm và xem đây là dịp để rèn luyện chữ viết. Bây giờ, mọi việc đã có trong sách bài tập, tài liệu photo với những dòng kẻ sẵn bên dưới để làm bài, học sinh chỉ cần điền vào đó là xong!

Cô giáo lớp 1 và câu chuyện chữ viết - Ảnh 2.

Tác giả bài viết (trái) và cô Trần Thị Hai

NVCC

Xã hội hiện đại, việc dạy và học cũng được nhiều thiết bị hỗ trợ hơn nhưng nét chữ học sinh dần mất đi cái hồn của mình. Hàng năm vẫn có những cuộc thi văn hay chữ tốt hoặc vở sạch chữ đẹp nhưng chỉ dành cho học sinh khá, giỏi và được các thầy cô bồi dưỡng theo kiểu luyện "gà chọi".

Đại bộ phận còn lại thì cứ vô tư với chữ viết của mình. Chữ viết cẩu thả, vô vàn lỗi chính tả, dấu chấm, dấu phẩy loạn xạ. Các em viết theo kiểu văn nói hàng ngày và chả cần quan tâm đến vấn đề chính tả đúng hay sai. Có đôi lúc còn dùng những từ ngữ mà chỉ có các em mới hiểu.

"Rèn luyện chữ viết cho học sinh cũng góp phần tôn vinh và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nước nhà. Việc rèn luyện chữ viết cũng góp phần giúp các cháu nhỏ rèn luyện nên kỹ năng sống cho chính bản thân mình" là những lời nói của cô mà tôi luôn khắc ghi trong lòng. 

Mỗi khi lên lớp giảng dạy, tôi thường hay lưu ý học sinh: "Nét chữ nết người như là một lời tri ân với cô giáo lớp 1 ngày xưa của mình".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap